Giao hàng toàn quốc!

Nhận hoa sau 2 giờ đồng hồ sau khi đặt hoa

Trang trí tết 2024 miễn phí!

Tặng phụ kiện, thiệp, banner chúc mừng

Cam kết 1 tháng

Hướng dẫn chăm sóc để hoa luôn tươi

Đặc điểm thực vật học lan Hồ Điệp

Rễ lan Hồ Điệp Hệ rễ của lan Hồ Điệp không phân chia thành rỗ chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông hút rõ ràng mà rễ của lan Hồ Điệp thường có dạng hình tròn, to mập, có nhánh hoặc không phân nhánh. Rễ thường có màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ tối.

Bạn cũng có thể tìm đọc những bài viết tương tự về hoa lan hồ điệp theo danh sách bên dưới.

Rễ của lan Hồ Điệp thường mọc tràn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí, có lợi cho việc hút oxy và nước. Có những nghiên cứu cho thấy rễ cây thuộc nhóm phong lan cũng có khả năng quang hợp. Rễ lan Hồ Điệp Phần rễ trên thường sống cộng sinh với nấm, do hạt của hoa lan nói chung đều không có nội nhũ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng khi nảy mầm, trong điều kiện nảy mầm tự nhiên, cần dựa vào các mầm sống cộng sinh để hút chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài nấm này sống cộng sinh tại rễ lan để tương trợ cho nhau, vì thế rễ của hoa lan còn gọi là rễ nấm. Việc tưới và bón phân cho hoa lan phải yêu cầu bón phân thật loãng, chính là vì trên rễ cây có nấm sống cộng sinh. Thân lan Hồ Điệp hoa lan hồ điệp thuộc về loại lan đơn thân, tức là thân của chúng rất ngắn không hề có giả hành, cũng không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp, thân chính của nó trong môi trường thuận lợi hàng năm lại mọc ra các lá mới, chúng mọc theo hướng cao hơn theo phương thẳng đứng, còn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá, lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ với nhau. Theo sự sinh trưởng của cây, các lá già ở dưới gốc dần dần già héo và rụng đi, đến khi có chồi nách mọc ra nhưng thường không mọc dài ra được.

 

lan hồ điệp tím

Vì cây lan rất khó ra chồi nhánh, nên không dùng phương pháp tách cây để nhân giống. Thân của lan Hồ Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây đứng thẳng, còn có chức năng tích trữ chất dinh dưỡng và nước cho cây. Lá lan Hồ Điệp Lá của lan Hồ Điệp to dầy, đầy đặn, lá mọc đối xứng, ôm lấy thân cây. Số lá trên cây thường không nhiều, thông thường 1 cây lan trưởng thành có từ 4 lá trở lên. Trong nách lá có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to hơn là chồi hoa sơ cấp, bên dưới là chồi dinh dưỡng sơ cấp. Các chồi sơ cấp này sinh trưởng đến một mức độ nào đó thì bắt đầu đi vào giai đoạn ngủ nghỉ. Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh; mặt trên lá và mặt dưới lá màu đỏ; mặt trên của lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Căn cứ vào màu sắc lá có thể phân biệt được màu sắc của hoa của chính nó, lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn các lá màu khác thường cho hoa màu đỏ. Đọc thêm  Đặc điểm sinh trưởng phát triển của lan Hồ Điệp Các dạng lá lan Hồ Điệp Lan Hồ Điệp để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông thường bề mặt trên của lá không có khí khổng, chỉ có mặt dưới của lá mới có khí khổng. Lan Hồ Điệp là loại thực vật CAM, giống như các thực vật CAM khác khí khổng mở ra vào ban đêm để thu nhận Co2 tạo ra axil “Malic” dự trữ trong cơ thể, vào ban ngày, C02 được giải phóng, tham gia vào quá trình quang hợp. Ưu điểm của loại thực vật này là khí khổng không mở ra vào ban ngày nên cây không bị mất nước, thoát hơi nước. Điều kiện này đối với những cây không được cung cấp nước đầy đủ thường xuyên là rất có lợi. Khi cây có đủ nước thì khí khổng cũng có thể mở ra vào ban ngày, hút khí C02 để tiến hành quang hợp bình thưừng. Nếu gặp phải điều kiện khô hạn nghiêm trọng, thì khí khổng sẽ đóng lại, quá trình quang hợp diễn ra chỉ vừa đủ cho lượng C02 tạo ra trong chu trình hô hấp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lan Hồ Điệp mặc dù không có giả hành nhưng lại có khả năng chịu hạn tốt.

Hoa lan hồ điệp vàng


Hoa lan Hồ Điệp Cành hoa của lan Hồ Điệp mọc ra từ nách lá, thông thường đếm theo thứ tự từ trên xuống thì cành hoa bắt đầu mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4. Các cành hoa có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Lan hoa to thường ít phân nhánh còn lan hoa nhỏ phân nhánh rất rõ thậm chí một số giống lan hoa nhỏ có thể nở đến 200 bông hoa. Cành hoa khi chưa phân hoá các đốt hoa, thường ỏ dạng tiềm chồi nách hoặc tiềm chồi hoa, ở nhiệt dộ dưới 15ºC và bị bấm ngọn có thể nảy thành chồi hoa, nhưng nếu nhiệt độ cao quá 28ºC thì chỉ có thể nảy thành chồi nách. Đa số các giống hoa đơn cây chỉ ra một cành hoa, có một số giống khác hoặc trong điều kiện tốt cho chồi hoa phân hoá có thể mọc ra 2 hoặc 3 cành hoa. Nói chung, lan Hồ Điệp đơn cây nếu phân hoá ra số cành hoa càng nhiều hoặc số cành nhánh càng nhiều, do bị hạn chế về dinh dưỡng nên hoa nở ra thường nhỏ. Để trồng được lan có hoa to đẹp, cần phải khống chế số bông hoa trên một cành hoặc cắt bớt đi một số cành nhánh.

 

Trần Quốc Bảo / 0 Bình luận / 16/ 10/ 2017

Viết bình luận

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo